Lúa, nô lệ và nước Văn Lang

2 May

Lúa, nô lệ và Văn Lang

Tác giả: Lê Minh Khải

Người dịch: Hoa Quốc Văn

 

Tối hôm qua, tôi đến tham dự một buổi thuyết trình của một học giả rất nổi tiếng nói về Cách mạng Đồ đá mới. Anh này đưa ra luận điểm là tất cả các nhà nước sơ khai trên thế giới mà anh ta biết (Mesopotamia, Trung Quốc, Hy Lạ, La Mã,…) đều cần đến 2 thứ hợp lệ để hình thành – một dạng ngũ cốc (lúa mì, lúa gạo,…) và nô lệ.

Theo học giả này, ở bất kỳ nơi nào bạn thấy có những quốc gia sớm nhất đang hình thành, bạn sẽ thấy một lượng ngũ cốc dư thừa được sản xuất ra, và một lượng nô dân phải làm việc rất nhiều.

 

Điều này khiến tôi nghĩ tới miêu tả sớm nhất mà chúng ta có về Đồng bằng sông Hồng – một ít dòng trong một văn bản có tên Giao châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]được trích trong cuốn Thủy kinh chú  [水經注, Shuijing zhu] của Lịch Đạo Nguyên [Li Daoyuan] ở thế kỉ VI:

“Giao Châu ngoại vực kí chép rằng ‘trong quá khứ, trước khi Giao Chỉ có quận và huyện, vùng đất này đã có ruộng Lạc. Ruộng này theo sự lên xuống của nước lũ, và vì vậy người dân đã khai khẩn ruộng này để trồng cấy, họ được gọi là dân Lạc. Lạc vương và Lạc hầu được bổ nhiệm để cai trị các quận huyện khác nhau. Nhiều huyện có các lạc tướng. Lạc tướng đeo ấn đồng treo trên dây thao xanh” [交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。]

Người ta nói nhiều về nghĩa của chữ “thủy triều”. Nghĩa đen của nó là “nước triều”, nhưng tôi đã thấy những định nghĩa của chữ “triều” trong đó nó đơn thuần chỉ có nghĩa là “nước dâng”, và vì vậy “thuỷ triều” có thể có nghĩa là “nước lũ”.

Bất kể chúng ta muốn dịch nó như thế nào, có vẻ như nó cho thấy một kiểu làm nông dựa trên dòng chảy tự nhiên của con nước. Diễn giả tôi nghe tối qua gọi nó là “nền nông nghiệp dựa vào nước lũ”. Về cơ bản cách thức hoạt động của nền nông nghiệp này là khi một con sông dâng nước lũ, người ta vãi hạt thóc xuống nước và rồi khi nước lũ rút đi, cây lúa mọc lên.

 

Đây là một trong những cách thức trồng lúa đơn giản nhất.

Vì vậy nó khiến tôi băn khoăn về nước Văn Lang – một vương quốc mà các học giả Việt Nam cho là đã tồn tại ở thiên niên kỉ đầu trước Công lịch. Nếu để một nhà nước xuất hiện mà cần phải có ngũ cốc/lúa gạo và nô lệ, thì chúng ta có chứng cứ gì cho thấy 2 nhân tố đó đã tồn tại ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công lịch?

Nền nông nghiệp dựa vào nước lũ có thể sản xuất ra một lượng lúa gạo dư thừa, nhưng không phải là một lượng lớn, vì vậy nếu có một nhà nước dựa trên dạng làm nông như thế, thì có lẽ nó bị giới hạn về quy mô và của cải.

Và rồi về nô lệ, tại sao có hiện tượng là tôi chưa hề nghe ai nói về nô lệ ở nước Văn Lang? Nếu đây là tiêu chuẩn ở các nhà nước sơ khai, thì tại sao không có ai nói về nó trong trường hợp của Văn Lang? Không có nô lệ ở nước Văn Lang chăng?

Nếu không có, thì làm thế nào chúng ta có thể giải thích được vì sao Văn Lang lại khác với tất cả ác nhà nước sơ khai khác trên hành tinh này?

Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com/2014/02/28/rice-slaves-and-van-lang/

2 Responses to “Lúa, nô lệ và nước Văn Lang”

  1. Hoa Quoc Van May 23, 2014 at 3:31 pm #

    Về chữ “nước lũ”, có thể do người dịch dịch chưa chuẩn xác, sát nghĩa lắm. “floodwater” hay “inundation” có thể dịch là nước lũ, hay “triều cường”, “nước dâng”,… Vì vậy, để phê phán học giả Mỹ, nhất thiết phải xem lại nguyên bản tiếng Anh trước khi phê phán ông ấy.

Trackbacks/Pingbacks

  1. Không có nô lệ, có thể hình thành nhà nước? | Văn Việt - May 23, 2014

    […] bạn gửi cho tôi đường link -https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2014/05/02/lua-no-le-va-nuoc-van-lang/, yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó giáo sư […]

Leave a comment