Tạ Đức với Hà Văn Thuỳ và sự thiếu vắng một triển vọng chuyên nghiệp

13 Jun

Tạ Đức với Hà Văn Thuỳ và sự thiếu vắng một triển vọng chuyên nghiệp

Tác giả: Lê Minh Khải

Người dịch: Hoa Quốc Văn

 

Giờ đã là hè. Đã đến lúc tôi phải nghỉ post bài lên blog này. Vì vậy tôi sẽ viết entry cuối này sau đó nghỉ cho đến tháng Tám.

Mấy tuần vừa rồi rất thú vị. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã di chuyển vào “Địa Trung Hải Đông Nam Á” một cách hùng hổ, và một cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh một cuốn sách về nguồn gốc người Việt. Hai sự kiện này không nên bị gắn cho nhau, nhưng trên thực tế chúng đã bị như vậy, và đó là một vấn đề.

Gần đây một tác giả có tên là Tạ Đức đã viết một cuốn sách về nguồn gốc người Việt trong định vị nguồn gốc người Việt ở Trung Hoa và sách của ông đã được các học giả rất khác nhau là Trần Trọng Dương và Hà Văn Thuỳ, và nhận được một bài phê bình mang động cơ chính trị của Bùi Xuân Đính.

Image

Tôi đồng ý với những lời phê bình của Tạ Đức về các quan niệm của Hà Văn Thùy, nhưng cũng đồng ý với những lời phê bình của Trần Trọng Dương về công trình học thuật của Tạ Đức.

Rốt cuộc, Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ là 2 tác giả: 1) không có khả năng đọc các nguồn tư liệu nguyên cấp (Hán cổ), và 2) cũng không có khả năng hiểu các nguồn tư liệu tiếng nước ngoài – Pháp, Anh,v.v… Và khi dùng từ “hiểu”, tôi muốn nói rằng họ không thể đọc các nguồn tư liệu bằng tiếng nước ngoài và thẩm định được mức độ khả tín của các nguồn tư liệu đó (Tạ Đức đã chỉ ra điều này cho Hà Văn Thuỳ và tôi nghĩ tôi đã chỉ ra điều này cho Tạ Đức).

Image

Vì vậy cũng có những vấn đề với học thuật của cả Tạ Đức lẫn Hà Văn Thuỳ, nhưng vấn đề thực sự là ở chỗ không có triển vọng nghiêm túc cho học thuật của họ.

Cái nhìn “chính thức” về quá khứ của người Việt đã không thay đổi gì kể từ đầu thập niên 1970s. Sự diễn giải lịch sử Việt Nam được tiến hành lúc bấy giờ được tạo ra trong thời gian chiến tranh và có mục đích đưa người dân đến sự đoàn kết với nhau để bảo vệ và xây dựng quốc gia/dân tộc.

Đó là một nhiệm vụ rất quan trọng, và những sự diễn giải lịch sử trong thời gian đó phục vụ mục đích ấy tốt một cách khác thường.

Vấn đề hiện nay là Việt Nam không còn chiến tranh, và quốc gia/dân tộc đã được thiết lập. Hơn nữa, hàng nghìn công dân của nó giờ đây đang học tập ở nước ngoài và đã được nhìn thầy nhiều cách nhìn thế giới và quá khứ phức tạp hơn. Kết quả là, “câu chuyện cũ mèm” không thoả mãn được thế hệ trẻ.

Quan trọng hơn, phiên bản chính thống về quá khứ không đủ tinh vi để đối mặt với những sự phức tạp của hiện tại.

Image

Quá khứ phức tạp và hiện tại cũng phức tạp. Khi quá khứ được trình bày bằng những cách thức quá đơn giản (như Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ đã làm cũng như sử học chính thống đã có) thì nó dẫn đến tình trạng rất khó cho người ta có thể dựa vào các phương pháp luận hiệu quả để ứng xử với hiện tại.

Không may cho Việt Nam, không có ai đang cố gắng để hình dung quá khứ theo những cách thức phức tạp. Các nhà sử học không chính thức như Tạ Đức và Hà Văn Thuỳ đã phổ biến những quan niệm quá giản đơn, mà các nhà sử học chuyên nghiệp vẫn im lặng (như Nguyễn Hòa đã lưu ý), hoặc đơn giản chỉ lặp lại những ý tưởng tương tự từng tồn tại từ thập niên 1970s.

Vấn đề là bây giờ đã là năm 2014, và thế giới giờ đây đã phức tạp hơn nhiều trước đó.

Image

Vậy là sau khi đã nói như vậy, bây giờ tôi sẽ đánh dấu năm 2014 bằng việc đến Borneo và xăm mình để “thoát Tàu” (thoát Trung) và trải nghiệm nền văn hoá Đông Nam Á “đích thực”.

Cảm ơn mọi người đã đọc và bình luận (hoặc ở đây hoặc ở facebook). Tôi hi vọng các bạn đã học được nhiều từ tôi như tôi đã học được từ các bạn. Và tôi mong sẽ tiếp tục cuộc đàm luận vào tháng Tám.

 

2 Responses to “Tạ Đức với Hà Văn Thuỳ và sự thiếu vắng một triển vọng chuyên nghiệp”

  1. HP June 22, 2014 at 3:53 am #

    Theo văn cảnh cả bài và nhất là mấy para sau para. “There are therefore problems with the scholarship of both Tạ Đức and Hà Văn Thùy, but the real problem is that there is no serious alternative to their scholarship”, tôi cho rằng dịch ‘a lack of an professional altarnative’ thành ‘thiếu vắng một triển vọng học thuật’ có vẻ không ổn.

    Có lẽ ý tác giả là ‘thiếu vắng một công trình tương tự có tính chuyên nghiệp’ hay diễn đạt sao cho có ý như thế (những para sau para tôi vừa nêu có ý là các công trình ‘official’ hiện có cho tới giờ.chỉ viết để … phục vụ chính trị chứ không có tính chuyên nghiệp, học thuật). Bác đọc lại xem sao.

    (Bác xem qua rồi bỏ nhé)

    • Hoa Quoc Van June 23, 2014 at 2:53 am #

      Cảm ơn anh/chị HP. Theo tôi hiểu thì tiêu đề của Lê Minh Khải không chỉ hướng đến “một công trình tương tự có tính chuyên nghiệp” cụ thể, ông ấy muốn nói đến một bối cảnh rộng hơn. Nếu là 1 chi tiết ở trong bài, nhất là cái para anh/chị dẫn “there are therefore…” thì “alternative” có ý cụ thể đó, nhưng cái title của LMK có ý rộng hơn thế. Ý cả bài cũng nói về bối cảnh học thuật chung đó (nhân trường hợp cụ thể là Tạ Đức và Hà Văn Thùy).
      Dù sao, cũng xin cảm ơn anh/chị đã góp ý!
      Chúng ta có thể tiếp tục cùng suy nghĩ.
      HQV

Leave a comment